Thú vị Olympic Tokyo 2020: Ngày hội thể thao, ngày hội gia đình của Vương quốc Anh

Cẩm Chi
05:44 ngày 19-07-2021
Người Anh đến Olympic Tokyo với bản danh sách thành viên có một không hai. Lần đầu tiên trong lịch sử, có một quốc gia mang đến 8 cặp anh chị em đến tranh tài ở một kỳ Thế vận hội. Thú vị hơn nữa, 3 trong số đó là các cặp sinh đôi. Họ cùng nhau thi đấu, cùng nhau tập luyện và cùng đến Olympic.
Thú vị Olympic Tokyo 2020: Ngày hội thể thao, ngày hội gia đình của Vương quốc Anh

Giúp nhau tiến bộ

Danh sách các thành viên chính thức tham dự Olympic Tokyo của Vương quốc Anh có 8 cặp anh chị em. Nếu tính cả thành viên đội dự bị ở môn khúc côn cầu, con số đó sẽ là 9. Việc đưa những người trong cùng một nhà đến Thế vận hội dường như là truyền thống của người Anh. Trong lịch sử, họ từng có 7 cặp anh chị em giành huy chương Olympic.

Năm 2012, tại kỳ Thế vận hội tổ chức ngay trên sân nhà, người Anh đã tận hưởng không khí gia đình khi Alistair Brownlee giành huy chương vàng 3 môn phối hợp đơn nữ. Em trai cô, Jonny Brownlee thi đấu ở nội dung đơn nam và cũng giành huy chương đồng. Đến Olympic Rio, Alistair bảo vệ thành công ngôi vô địch, còn Jonny đổi màu thành tấm huy chương bạc.

Hai anh em Pat và Luke McCormack sẽ tranh tài ở môn quyền Anh

Một điểm thú vị khác ở các cặp anh chị em tham dự Olympic của Vương quốc Anh là họ luôn tập luyện những môn giống nhau, và ở nội dung gần nhau. Sự tương đồng về thể chất lẫn sở thích khi cùng nhau lớn lên dưới một mái nhà có thể lý giải cho việc đó. Dù vậy, điều quan trọng nhất giúp họ phát triển hơn hẳn những VĐV còn lại, có vẻ do không muốn thua kém anh chị em của mình.

Ngoài trường hợp của chị em nhà Brownlee, câu chuyện anh em võ sĩ quyền Anh Pat và Luke McCormack của Vương quốc Anh tập luyện đến Olympic là minh chứng rõ nhất của sức mạnh gia đình. Họ không chỉ tập luyện cùng nhau, mà luôn ở cạnh nhau mỗi khi vui chơi, đi dã ngoại. Khi một người ham vui quá đà, người còn lại sẽ đủ tỉnh táo để giữ mọi thứ trong khuôn khổ.

“Khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ thất bại là việc họ có một người anh em sát cánh bên cạnh mình hay không”, Luke nói. Mỗi lúc anh cảm thấy kiệt sức hoặc nản chí không muốn tập luyện nữa, Pat sẽ đến bên cạnh và nói: “Anh khao khát thể hiện bản thân, mà chỉ thể hiện được như thế thôi ư?”. Những lời đó giúp Luke có thêm sức mạnh để tiến bộ mỗi ngày.

Cạnh tranh để thành công

Hai chị em Tiffany Porter và Cindy Sember lại mang đến một câu chuyện khác. Họ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng lại quyết định thi đấu cho Vương quốc Anh, quê hương của mẹ. Tiffany là người quyết định hồi hương trước, Cindy sau đó cũng không mất nhiều thời gian suy nghĩ để nối gót chị. Họ thậm chí đã nghĩ đến chuyện tương lai khi hoàn tất tấm bằng đại học trước ngày giải nghệ.

Ganh tỵ với anh chị em trong nhà vì hay bị đem ra so sánh cũng là một động lực tốt trong giới thể thao Anh. VĐV điền kinh Hannah Williams nói hồi nhỏ cô luôn bị bố mẹ mắng, nói phải học theo cô chị hoàn hảo Jodie. “Tôi ghét bị so sánh nhưng không muốn thua chị mình. Vì thế khi Jodie chọn thi đấu ở nội dung chạy 200m, tôi chọn 400m. Nếu không nhanh hơn, tôi sẽ bền bỉ hơn”, Hannah nói.

Tiffany Porter và Cindy Sember sẽ cạnh tranh trên đường chạy Olympic

Cậu chuyện của chị em nhà Williams rất giống với những người mang cùng họ, nhưng thi đấu quần vợt ở Mỹ. Lúc nhỏ Serena luôn bị chê thua kém cô chị Venus, người vốn hơn mình 2 tuổi. Mọi người thường sẽ cho qua nhưng Serena thì không. Khao khát vượt qua người chị thiên tài của Serena đã giúp quần vợt Mỹ hưởng lợi. Cặp chị em này giúp xứ cờ hoa có 5 HCV ở các kỳ Olympic, gồm 3 HCV đánh đôi và 1 HCV đánh đơn cho mỗi người.

Quần vợt Mỹ có chị em nhà Williams ở nội dung đôi nữ, thì đôi nam họ sở hữu anh em sinh đôi nhà Bryan. Bộ đôi mang biệt danh “Quái vật 2 đầu” là một trong những cặp đánh đôi hay nhất lịch sử quần vợt thế giới, với đỉnh cao là tấm huy chương vàng Olympic London cùng hàng chục danh hiệu Grand Slam.

Dù vậy có nhiều anh chị em trong nhà cũng không có nghĩa là chắc chắn mọi người đều trở thành vận động viên thi đấu đỉnh cao. Michael Phelps được chị gái truyền cảm hứng ở môn bơi lội và gặt hái vô số thành công, nhưng chị anh lại không làm được như thế. Khi Phelps tung hoành ở Olympic, việc duy nhất chị gái anh có thể làm là quan sát và cổ vũ.

Chị em nhà Williams vẫn tham dự Olympic Tokyo

Danh sách sơ bộ các tay vợt tham dự Olympic Tokyo có cả hai chị em nhà Williams. Trong khi Serena (39 tuổi) tham dự vì vẫn nằm trong tốp 10 tay vợt hàng đầu thế giới, cô chị Venus (41 tuổi) được xét đặc cách nhờ việc từng giành 4 HCV Thế vận hội trong quá khứ. Tuy nhiên lần này họ sẽ không tham gia đánh đôi, mà chỉ tranh tài ở nội dung đơn nữ. Venus từng giành HCV Olympic đơn nữ tại Sydney 2000, còn Serena là ở London năm 2012.

24 cặp anh chị em ở Olympic Tokyo

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, câu nói đó dường như rất đúng với những người theo nghiệp thể thao. Olympic Rio từng chứng kiến kỷ lục về số lượng anh chị em đến tham dự một kỳ Thế vận hội: 36 cặp. Con số này ở Olympic Tokyo thấp hơn nhiều, chỉ còn 24, nhưng lại tập trung chủ yếu ở đoàn Vương quốc Anh. Thiếu vắng lớn nhất của xứ sở sương mù là việc họ không có anh em nhà Murray tham dự bộ môn quần vợt năm nay.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x