Bóng Đá Plus trên MXH

V.League và nhiệm vụ… tiêu tiền
Khắc Sơn • 08:16 ngày 02/05/2020
Ở các nền công nghiệp bóng đá, các nhà quản lý hướng đến hai nhiệm vụ. Thứ nhất là tiêu tiền cho hiệu quả. Thứ hai, đó là họ phải kiếm tiền thật giỏi để có thể tiêu tiền và kiếm tìm lợi nhuận. Ở bóng đá Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ tiêu tiền vuông vắn đang được coi là ưu tiên số 1 dù việc kiếm tiền đã bắt đầu được chú trọng.

    Ở Nghệ An, người ta không khó để đọc vanh vách kinh phí hàng năm của SLNA. Thậm chí, nếu không có gì thay đổi lớn, thì năm sau kinh phí SLNA vẫn cơ bản giống năm nay. Nguồn kinh phí ổn định ấy đến từ Bắc Á, ngân sách tỉnh, một vài nhà tài trợ nhỏ quen thuộc và một khoản khiêm tốn từ bán vé. Ở Hải Phòng cũng vậy, ngân sách thành phố chiếm phần vô cùng lớn trong kinh phí hàng năm. Một đội bóng có cơ hội kiếm tiền cực tốt là HAGL thì phần lớn khoản kinh phí hoạt động vẫn đến từ bầu Đức và “người nhà” Thaco. 3 đội bóng kiếm tiền tốt nhất hiện nay là Hà Nội, TP.HCM và Nam Định. Thế nhưng, họ vẫn phụ thuộc phần nhiều từ dòng tài chính của công ty mẹ.

    Chuyên gia bóng đá Vũ Tiến Thành, một người tiếp xúc nhiều với môi trường bóng đá phát triển cũng phải thừa nhận rằng, hiện tại, đội bóng do ông lãnh đạo vẫn phải sống nhờ bầu sữa bao cấp. Việc kiếm tiền vẫn là câu chuyện của tương lai. Mà tương lai là bao giờ thì ông cũng chưa thể xác định được. Và thế là ở V.League đang có một thực tế, đó là những người giỏi, chính là làm sao tiêu tiền của người khác một cách hiệu quả nhất.

    Cùng với mục đầu tư gần như đã được đóng khung từ các ông chủ thật sự, các vị chủ tịch, GĐĐH phải co kéo làm sao cho có thành tích tốt nhất. Và một khi những người quản lý bóng đá chỉ mới ý thức được vai trò tiêu tiền thì họ sẽ hướng đến những giải pháp an toàn nhất cho bản thân. Khát vọng chinh phục, mở mang cái mới, tạo dựng thêm giá trị cho đội bóng chỉ là thứ yếu, có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao.

    Khi bóng đá đang đối diện với áp lực vươn tầm thì ngay lúc này, những ông chủ thực sự cần tạo ra áp lực cho chính những người đang thay mặt mình điều hành đội bóng. Họ phải dần chuyển từ thú vui “bơm tiền” thể hiện đẳng cấp sang kiến tạo thành công một hệ thống có thể làm giảm phụ thuộc về tài chính vào doanh nghiệp chủ quản. Bởi sẽ chẳng có một hệ thống chuyên nghiệp nếu ở hạ tầng của nền bóng đá vẫn tồn tại cơ chế xin-cho, bao cấp.

    XEM THÊM

    Kiatisak: Muốn đi World Cup, Thái Lan đừng thua Việt Nam

    HLV Park Hang Seo tổ chức sinh nhật cho Xuân Trường ở PVF

    HLV Park Hang Seo: Bước ngoặt trượt cấp 3, bị đúp và trận đấu để đời

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội