Kỷ nguyên mở 1968: Ngày tennis thoát khỏi 'Đêm Trường Trung Cổ'

Hoành Bồ
09:19 ngày 17-04-2022
Rodger Federer, Pete Sampras, Rafael Nadal, Novak Djokovic, Bjorn Borg, Rod Laver… họ là những cái tên vĩ đại bậc nhất trong cái được gọi là “Kỷ nguyên Mở” của tennis. Vậy thực sự Kỷ nguyên Mở là gì và nó đã tác động đến giới tennis hôm nay ra sao?
Kỷ nguyên mở 1968: Ngày tennis thoát khỏi 'Đêm Trường Trung Cổ'

Tennis, môn thể thao của thần thoại

Sự ra đời của môn quần vợt cũng giống như nhiều câu chuyện thần thoại Hy Lạp, chẳng ai biết được chính xác tác giả của nó. Lâu nay, người ta chỉ đồn đoán rằng vào năm 1873, một thiếu tá quân đội Anh tên là Walter Clopton Wingfield đã sáng tạo ra môn thể thao này. 

Người được cho là “cha đẻ” của quần vợt, ông Walter Wingfield cũng không hoàn toàn sáng tạo ra mà trên thực tế đã dựa vào một trò chơi cổ xưa của người Hy Lạp. Vị thiếu tá người Anh gọi nó là “Sphairistike”, nhưng sau này đa số giới thượng lưu Anh quốc gọi là “quần vợt trên sân cỏ”.

Nếu như bóng đá là môn thể thao thuộc về tầng lớp lao động, thì trong gần 1 thế kỷ đầu tiên kể từ khi xuất hiện, tennis lại là môn thể thao của giới thượng lưu. Bởi tính chất quý tộc của nó, tennis đã tồn tại nhiều điều bất công mà cho đến hôm nay, người ta vẫn không thể cắt nghĩa.

Chỉ biết rằng trong khoảng 90 năm kể từ khi nó trở nên phổ biến, quần vợt đã tổn tại 2 thực thể song song. Trước năm 1968, quần vợt chia làm hai phe với sự phân cực rõ ràng: Nhóm các tay vợt chuyên nghiệp và nhóm các tay vợt nghiệp dư.

“Đêm trường” tennis

Điều cơ bản là các tay vợt phải giữ phẩm giá của mình để được giữ tước hiệu nghiệp dư. Tại sao vậy? Trong môn tennis, các giải Grand Slam luôn danh giá nhất, là sân chơi mà mọi tay vợt đều muốn có mặt ở đó, mơ ước 1 lần đứng trên bục vinh quang cao nhất. Tuy nhiên, các giải đấu này khi đó lại chỉ dành cho các tay vợt nghiệp dư. Lại thêm một câu hỏi nữa, vì sao? Vì tính chất quý tộc của nó. 

Động lực của nhà vô địch một giải Grand Slam không phải vì tiền thưởng, mà phải do tài năng và sự cao quý. Do đó, nhà vô địch của các giải Grand Slam trước năm 1968 chẳng nhận được bất cứ khoản tiền thưởng nào, họ tham dự rồi thu về… chi phí đi lại và chỉ như vậy mà thôi. Ngày hôm nay, chúng ta gọi họ là nghiệp dư, nhưng ngày ấy, đó là biểu hiện của sự cao quý.

Trong khi đó, nhóm các tay vợt “chuyên nghiệp” được trả tiền từ ban tổ chức giải đấu, được các nhà tài trợ săn đón và đài thọ. Bên cạnh tiền bạc, họ còn chơi vì điểm số, thứ hạng. Bởi thứ hạng càng cao, điểm số càng lớn đồng nghĩa họ càng nổi tiếng, các hợp đồng tài trợ vì thế thêm phần béo bở.

Do không được nhận tiền và các vật phẩm ngang giá, nhiều tay vợt nghiệp dư đành bỏ dở sự nghiệp tennis của mình. Một số khác tìm cách để gian lận, giả giấy tờ khi tham dự các giải đấu được trả tiền như U.S Pro Tennis Championships và French Pro Championships. Về cơ bản, sự bất công đó đã thúc đẩy một sự kiện quan trọng của môn tennis xảy ra mà hôm nay NHM được biết đến dưới cái tên “Kỷ nguyên Mở”.

Cột mốc không thể xoá nhoà

Ngày 30/3/1968, các thành viên của Liên đoàn Quần vợt Sân cỏ Quốc tế (tiền thân của Liên đoàn Quần vợt Quốc tế ngày nay - ITF) nhóm họp tại Automobile Club de France (Quận 8, Paris) và sau đó đi đến thống nhất về việc khai sinh ra “Kỷ nguyên Mở”.

Nội dung then chốt của giao kèo kể trên, đó là cho phép các tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư cùng thi đấu trong một giải đấu. Nhờ vậy, kể từ đây các tay vợt chuyên nghiệp cũng được phép tham dự giải Grand Slam và ban tổ chức giải đấu phải trả cho các tay vợt tham dự khoản thù lao xứng đáng.

Nhưng bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng cần có những người tiên phong, cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của môn tennis cũng vậy. Khi nhà vô địch Wimbledon là John Newcombe ký hợp đồng với một nhà tài trợ Mỹ để thi đấu tại các giải đấu chuyên nghiệp năm 1967, ông đã vấp phải luồng chỉ trích kịch liệt từ giới thủ cựu.

Nhưng khi bánh xe lịch sử đã quay, chẳng một thế lực nào có thể ngăn cản. Sự kiện Kỷ nguyên Mở ra đời đã chấm dứt những bất công, tiêu cực trong môn tennis, mở ra thời đại vàng son cho môn thể thao đại chúng này.

Người Anh lại thua “trên sân nhà”

Người Anh vẫn tự hào là quê hương khai sinh ra môn bóng đá. Tuy nhiên, thành tích của ĐT bóng đá nam Anh quốc không quá vĩ đại với chỉ 1 lần vô địch World Cup năm 1968 trên sân nhà, và chưa bao giờ đăng quang một kỳ Euro.

Tương tự, tennis của người Anh cũng không phải “bá chủ”. Top 20 nhà vô địch Grand Slam của nam, chỉ có 2 tay vợt Anh quốc là Fred Perry (8 lần vô địch trong kỷ nguyên cũ) và William Renshaw (7 lần). Với các giải đấu của nữ, Top 10 tay vợt vô địch các giải Grand Slam không có tay vợt Vương quốc Anh.

Tay vợt nào xuất sắc nhất trong Kỷ nguyên Mở?

Kể từ năm 1968 đến nay, các giải Grand Slam đã diễn ra một cách liên tục, chứng kiến nhiều kỷ lục được xác lập. Với môn tennis của nam, Rafael Nadal đang là người đạt thành tích tốt nhất với 21 lần đăng quang. Theo sau là Roger Federer và Novak Djokovic với cùng 20 lần.

Còn với các tay vợt nữ, đang có sự tranh cãi giữa huyền thoại Margaret Court và Serena Williams. Toàn bộ 23 lần đăng quang của Serena đều trong Kỷ nguyên Mở. Ngược lại, Margaret có 11 lần đăng quang trong Kỷ nguyên Mở và 13 lần ở Kỷ nguyên nghiệp dư.

 

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x