Bóng Đá Plus trên MXH

U22 Việt Nam & vấn đề trong nỗ lực kiểm soát bóng
Thành Vũ • 09:25 ngày 03/05/2023
U22 Việt Nam hướng đến lối chơi kiểm soát bóng và áp đặt trận đấu, song chưa thể hiện được một màn trình diễn toàn diện trước U22 Lào, dẫn tới một thế trận thiếu thuyết phục trong trận ra quân tại SEA Games 2023. Đó là điều mà U22 Việt Nam phải rút kinh nghiệm, trong màn so tài với U22 Singapore diễn ra vào lúc 16h00 chiều nay. 

    Hình hài của U22 Việt Nam tại khởi đầu SEA Games 2023 

    Ở trận đấu với U22 Lào, với sơ đồ 3-4-3, U22 Việt Nam cho thấy những dấu hiệu của sự huấn luyện tương đối bài bản khi có bóng trong chân. Một chi tiết dễ nhận thấy từ đội bóng của HLV Philippe Troussier là việc các tiền vệ trung tâm luôn tạo tư thế, góc độ hỗ trợ để có thể phát triển bóng lên phía trước. Từ đó, Đức Phú hay Thái Sơn có những lựa chọn chuyền bóng xuyên tuyến cho những điểm nhận phía trước, gồm hai tiền vệ tấn công Văn Đô, Thanh Nhàn, cũng như tiền đạo mục tiêu Văn Tùng. Đó là một trong những phương án tấn công rõ rệt nhất mà U22 Việt Nam tạo ra trước U22 Lào.

    Các tiền vệ trung tâm của U22 Việt Nam thường xuyên lùi lại tạo sự hỗ trợ

    Có thể nhận thấy được ý đồ chiến thuật của chiến lược gia người Pháp với tính đồng bộ trong các pha phối hợp như vậy. Việc các tiền vệ trung tâm của U22 Việt Nam có xu hướng giật về ngang với các trung vệ, khiến các tiền vệ trung tâm đối phương buộc phải dâng cao áp sát và để hở ra khoảng trống sau lưng. Trước cách vận hành hệ thống 4-1-4-1 của U23 Lào, đội bóng của ông Troussier muốn tạo ra những khoảng trống phía sau lưng của hai tiền vệ trung tâm của đối phương. Đó là phạm vi quan trọng để U22 Việt Nam có thể đưa bóng tiếp cận khu vực 16m50. 

    Ý đồ chiến thuật của U22 Việt Nam để tạo ra khoảng trống cho các tiền vệ tấn công

    Trong 45 phút thi đấu đầu tiên của trận mở màn, bộ ba Văn Đô – Văn Tùng – Thanh Nhàn đã cho thấy những tình huống chiếm vị trí và liên kết tương đối tốt của mình. Từ những pha bóng đó, đội bóng áo đỏ có khả năng tạo ra những tình huống dứt điểm cầu môn đủ sức nặng. 

    U22 Việt Nam tạo ra các tình huống phối hợp ấn tượng với chất lượng của 3 tiền đạo. 

    Về mặt vận hành, có thể thấy được những điểm tích cực trong cách chơi ở thời điểm kiểm soát bóng của U23 Việt Nam trong hiệp 1 trận đấu với U23 Lào. Đội bóng của ông Troussier có một ý tưởng rõ ràng về việc khai thác các khoảng trống, tạo sự hỗ trợ với người gần bóng và tiếp cận khu vực 1/3 cuối sân. 

    Điều các cầu thủ trẻ của chúng ta chưa thể hiện được, là giữ được một nhịp độ chơi bóng đủ cân bằng để làm chủ hoàn toàn trận đấu. Đó có thể xem là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thế trận của U23 Việt Nam trong hiệp 2. 

    Đâu là vấn đề cần cải thiện của U22 Việt Nam? 

    Giữ quả bóng trong chân lâu hơn và kiểm soát thế trận bằng các đường chuyền nhiều hơn chắc chắn là một trong những điều U22 Việt Nam cần phải thực hiện ở những trận đấu tiếp theo tại SEA Games. Trong bối cảnh đối thủ kiểm soát các khoảng trống giữa 2 tuyến tốt hơn, Tuấn Tài và các đồng đội tỏ ra có phần lúng túng khi không thể đưa trái bóng lên phía trước một cách dễ dàng. Thay vì kiên trì kéo giãn cự ly đội hình và tìm khoảng trống, U22 Việt Nam thường lựa chọn những đường chuyền dài vượt tuyến, và để mất quyền kiểm soát bóng một cách khá đơn giản. 

    Lựa chọn chuyền dài không hợp lý của Tuấn Tài

    Ở thời điểm này, phản xạ ở các tình huống chuyển đổi từ có bóng sang không bóng của U22 Việt Nam là điều đáng được nhắc tới. Ông Troussier vốn nổi tiếng là một người không muốn phải nhận những bàn thua từ các tình huống đối phương khác thác được khoảng trống sau lưng hàng hậu vệ. Vì thế, yêu cầu số một cho hàng phòng ngự 3 người là việc phải bảo vệ được khu vực sau lưng mình, hơn là có những tình huống tranh chấp mạnh ở trước mặt. 

    U22 Việt Nam lựa chọn bảo vệ khoảng trống sau lưng chứ không tranh chấp mạnh ở các tình huống chuyển đổi. 

    Một tình huống tương tự. 

    Một mặt, U22 Việt Nam gần như khiến U22 Lào không thể có những pha phản công nguy hiểm. Nhưng mặt khác, việc các trung vệ lựa chọn lùi về sân nhà ở các tình huống chuyển trạng thái như thế, khiến chúng ta để đối phương có thể kiểm soát bóng ở một khoảng thời gian lâu hơn. U22 Việt Nam dường như sẵn sàng lùi đội hình về 1/3 cuối sân, phòng ngự chủ động để đoạt bóng, hơn là việc mạo hiểm cho các tình huống tranh chấp và đoạt bóng ngay từ phạm vi 1/3 giữa sân. 

    Tấn công, phòng ngự cùng các thời điểm chuyển đổi vốn được xem là những thời điểm không thể tách rời nhau trong bóng đá. Vì thế, để hướng đến việc tạo ra một thế trận kiểm soát bóng đủ tốt, U22 Việt Nam không những cần cải thiện ở nhịp độ chơi và sự kiên trì, mà còn cần làm tốt hơn ở thời điểm chuyển đổi từ tấn công sang phòng ngự. 

    Trận đấu với U22 Lào cho thấy những dấu hiệu tích cực của một tập thể muốn áp đặt thế trận, nhưng mặt khác, cũng phơi bày sự non nớt của lứa cầu thủ hiện tại trong tay ông Troussier. Sẽ là không dễ để tìm ra một thủ lĩnh thực sự vào thời điểm này, một người có thể giữ được nhịp chơi và điều tiết thế trận. Đó là lúc mà vai trò của chiến lược gia người Pháp sẽ trở nên quan trọng hơn tất cả. Như chính HLV Troussier đã nói, ông mới là đội trưởng của U22 Việt Nam vào lúc này. 

    VIDEO: Thần rùa dự đoán U22 Việt Nam - U22 Singapore

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội