Bóng Đá Plus trên MXH

Một tay đua F1 sẽ phải chuẩn bị những gì trước giờ thi đấu?
Lâm Phong • 08:12 ngày 03/01/2022
Chắc hẳn có rất nhiều người suy nghĩ rằng, một tay đua F1 chỉ cần tinh thần thép và một chiếc xe với động cơ ngon lành là có thể thi đấu. Không hề. Trước mỗi chặng đua, các VĐV F1 phải đối mặt với nhiều thách thức hơn chúng ta tưởng.

    Các tay đua cứng cổ

    Xin giải đáp một thắc mắc phổ biến của rất nhiều fan của môn F1: Tốc độ trung bình trên đường đua rơi vào khoảng 180 - 210 km/h. Trong điều kiện lý tưởng nhất, chiếc xe có thể đạt tới vận tốc 350 km/h. Một chiếc xe F1 có sức kéo lên tới 1.000 mã lực. 

    Vậy các bạn có biết nhóm cơ khoẻ nhất trên cơ thể một VĐV F1 là nhóm cơ nào không? Đó là cơ… cổ. Thường thì các tay đua F1 có cơ cổ khoẻ hơn rất nhiều một cầu thủ bóng đá, bóng rổ hay tennis. Bởi vì trong quá trình đua, độ rung lắc của xe kết hợp mũ bảo hiểm có thể khiến cơ cổ của các tay đua chịu lực gấp 5 lần các môn thể thao khác. Vậy nên một trong những bài khởi động phổ biến nhất trước giờ thi đấu chính là làm mềm nhóm cơ cổ.

    Về cơ thể, các tay đua F1 sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho một quá trình mất nước vô cùng khủng khiếp. Nhiệt độ trong khoang lái có thể lên tới 50 độ c và nó kéo dài trong 2 tiếng liên tiếp. Theo thống kê, một tay đua có thể mất tới 4 lít mồ hôi sau khi chặng đua khép lại. Nó dẫn tới tình trạng mất nước, mệt mỏi, thậm chí sốc nhiệt nếu tay đua không chuẩn bị kỹ càng lượng nước nạp vào cơ thể.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc uống quá nhiều nước trước giờ thi đấu có thể gây tác động tiêu cực tới tâm lý. Bởi vậy, lượng nước nạp vào luôn được tính toán một cách khoa học nhất có thể. Nó còn tuỳ thuộc cả vào sức chịu đựng của từng tay đua.

    Và tất nhiên, trước mỗi chặng đua thì yếu tố quan trọng bậc nhất chính là tinh thần. Việc phải liên tục chạy xe ở tốc độ 200 km/h đòi hỏi một tinh thần thép. Bởi một sai lầm nhỏ ở tốc độ đó, nhẹ thì dẫn tới thất bại còn tồi tệ hơn là nguy hiểm tới tính mạng. 

    Tập trung là mấu chốt

    Theo tính toán của các nhà khoa học thì ở tốc độ từ 200 km/h trở lên, nếu xảy ra va chạm thì lực tác động vào cơ thể các tay đua cao gấp… 40 lần trọng lượng cơ thể của họ, trong đó phần cổ là nơi chịu tác động lớn nhất và dễ ảnh hưởng tới tính mạng của tay đua nhất. 

    Vậy nên việc ổn định tinh thần trước giờ thi đấu là điều vô cùng quan trọng. “Tôi phải tập trung. Đôi khi tôi gào lên: Tránh ra, tôi cần được ở một mình. Tôi cần được ở một mình để tưởng tượng những gì mình cần làm trong chặng đua. Đó là thời khắc rất mâu thuẫn. Tôi cảm thấy lo lắng khi không còn đồng đội bên cạnh, nhưng lại cần ở một mình để đạt được sự tập trung cao nhất”, tay đua Esteban Ocon tâm sự.
    Để luyện tập được sự tập trung, một trong những bài tập ưa thích nhất của các tay đua F1 là đạp xe. Họ có thể đạp xe hàng trăm km mỗi ngày để rèn luyện sự tĩnh tâm. 

    Đối với các tay đua thì giai đoạn xuất phát ảnh hưởng khoảng 80% tới kết quả toàn chặng. “Bạn phải chắc chắn rằng mình đã chuyển động cơ xe sang chế độ xuất phát. Bởi việc bạn xuất phát ra sao sẽ quyết định bạn về đích thứ mấy. Một công đoạn đơn giản nhưng vô cùng căng thẳng”, Esteban Ocon cho biết thêm. Năm 2016, tay đua ​​Nico Rosberg đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi không để động cơ ở chế độ xuất phát tại chặng đua Barcelona do quá căng thẳng. Sai lầm này khiến anh tụt lại và thua đau đớn.

    Dinh dưỡng trước mỗi chặng đua cũng vô cùng quan trọng. Tuỳ vào thể trạng từng tay đua, nhưng trung bình mỗi tay đua cần nạp vào cơ thể 1,5 đến 2kg protein/ngày, 3-7 kg carbohydrates. Thực phẩm mà các tay đua F1 ăn hàng ngày thường là thịt, cá, sữa và trứng. 
    Có rất nhiều ý kiến cho rằng các tay đua F1 không thể coi là VĐV. Tuy nhiên, mọi yếu tố lại chứng minh điều ngược lại: Họ là những VĐV phải tập luyện gian khổ bậc nhất trong các môn thể thao. 

    Michael Schumacher đội mũ bảo hiểm xem TV
    Để luyện tập cơ cổ, huyền thoại Michael Schumacher từng có một thời gian rất dài thường xuyên đội mũ bảo hiểm để… xem tivi. Chiếc mũ bảo hiểm mà Schumacher sử dụng ở nhà nặng hơn mũ bảo hiểm anh sử dụng khi đua. Điều này giúp cho Schumacher thích nghi với mũ, đồng thời cũng là bài tập luyện phần cơ cổ. Mỗi tay đua đều có những bài tập thú vị khác nhau ngoài giờ tập luyện.

    Đua xe thời 4.0
    So với quá khứ, mức độ an toàn của các tay đua thời 4.0 đã được nâng cấp rất nhiều. Một trong số đó là việc họ sẽ phải tham dự vào những buổi đua giả lập để kiểm tra sức chịu đựng. Các tay đua sẽ phải mặc đầy đủ trang bị, ngồi trong môi trường giống hệt với chiếc xe để kiểm tra các chỉ số nhịp tim, huyết áp và cả lượng mồ hôi toát ra. Nếu cảm thấy quá sức chịu đựng, các tay đua có thể phải dừng đua. 

     

    Tags: F1
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội