Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg

LÂM PHONG
13:46 ngày 03-10-2019
Sadio Mane đang sống một cuộc đời quý tộc, có fan riêng, đi ăn nhà hàng 5 sao, lái siêu xe Bentley nạm vàng. Tiền đã biến Mane thành một người giàu có, nhưng tri thức mới thật sự chuyển hóa Mane từ một cầu thủ châu Phi sống đầy bản năng trở thành con người như ngày hôm nay. Và tất cả số tri thức ấy Mane đều học từ Salzburg.
Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg

Anh da đen ở Salzburg

Tháng 8/2012, Sadio Mane quyết định chia tay Metz, chuyển sang thi đấu cho CLB Salzburg (Áo). Đó là một quyết định đầy phiêu lưu. Ở Metz, Mane có hàng tá những người bạn cùng đến từ châu Phi. Họ tạo ra một cộng đồng người châu Phi ở Pháp và hiếm khi nào những cư dân của lục địa đen tách mình khỏi cộng đồng này.

Nhưng Mane đã làm điều ngược lại. Salzburg có thể coi là một thành phố không mấy thân thiện với những người da đen (99% người dân ở đây là người da trắng). Mane kể lại, anh từng có lần dự đám cưới một đồng đội ở Salzburg. Để gây thiện cảm với các khách mời, Mane chủ động tới bắt chuyện và cười với một cậu bé. Nào ngờ đâu cậu bé đó khóc toáng lên một cách hoảng sợ. Giải thích cho hành động của cậu con trai 3 tuổi, bố cậu bé hồn nhiên nói: “Có lẽ con tôi chưa từng nhìn thấy một người da đen nào trong đời”. 

Vào một dịp khác, Mane lại bị cầu thủ của Sturm Graz buông lời phân biệt chủng tộc. Anh theo đối thủ vào tận phòng thay đồ rồi đứng giữa chốn xa lạ hét toáng lên: “Pourquoi” (có nghĩa là tại sao). Bầu không khí trở nên đặc biệt căng thẳng khi Mane tiến về phía kẻ đã xúc phạm mình rồi đấm mạnh vào chiếc tủ chứa đồ trong sự giận dữ tột độ. 

Hai năm khoác áo Salzburg đã biến Sadio Mane thành con người cầu tiến và giàu có
Hai năm khoác áo Salzburg đã biến Sadio Mane thành con người cầu tiến và giàu có

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều những điều khó xử đến với một cầu thủ da đen sinh sống ở nơi có 99% dân da trắng và đặc biệt hơn cả, anh da đen đó lại là một người ít học. Thời Mane còn bé, anh sinh ra trong một gia đình đông con ở thị trấn hẻo lánh Sédhiou (Senegal). Thời đó, để có đủ 3 bữa ăn đã là cả một vấn đề, nên chuyện được đi học với Mane lại càng trở nên xa xỉ. Từ năm 4 tuổi, Mane đã lang thang đường phố đá bóng với những đứa trẻ không được đến trường khác. 

Anh lớn lên như một cây cỏ dại bên đường. Cũng chính vì vậy Mane luôn cảm thấy bản thân lạc lõng ở Salzburg. Ngay cả việc có một bữa ăn ngon lành ở thành phố này với Mane cũng đầy khó khăn. Do Salzburg vốn ít người da đen,  nên thành phố không có bất kỳ cửa hàng nào bán đồ ăn châu Phi. Hàng ngày, Mane đều ăn đi ăn lại món pasta đơn giản vì món ăn này giống vị gạo nhất. 

Salzburg & 2 năm bản lề cuộc đời

Kể lại những tháng ngày đầu của Mane ở Salzburg, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao một nơi toàn ác mộng như thế lại dạy dỗ Mane ý chí vươn lên để hoàn thiện bản thân như hôm nay? Cũng đơn giản thôi, chính cảm giác bị phân biệt, lạc lõng giữa Salzburg đã thôi thúc Mane tiếp cận dần với tri thức.

Anh vùi đầu vào học tiếng Đức để có thể giao tiếp với các đồng đội, và quan trọng hơn là để hiểu thêm văn hóa bản địa. Dần dần, Mane tự coi mình là một người bản địa. Anh nói tiếng Đức giọng Áo rất chuẩn. Anh thậm chí từng mặc cả lederhosen (một trang phục truyền thống của người Áo) đi đám cưới mà không hề thấy ngượng ngùng. 


Mane không để cho bản thân những khoảng thời gian rảnh rỗi để mà sinh nông nổi. Anh mua rất nhiều thiết bị tập gym về nhà để quyết tâm trở thành một người đàn ông đầy cơ bắp. Mustapha “Musti” Mesloub, người bạn thân nhất của Mane ở Salzburg kể lại: “Chúng tôi thường xuyên cùng xem bóng đá, nhưng Mane hiếm khi nào yên chân yên tay. Trong lúc xem bóng đá, cậu ta tranh thủ đẩy tạ, tập gym. Mane không ngừng đốt calories. Tôi có cảm giác Mane bị ám ảnh bởi chuyện phải hoàn thiện bản thân. Từng phần trăm mỡ bị đốt đi với Mane là mỗi niềm vui”.

Thời gian Mane gắn bó với Salzburg chỉ vỏn vẹn 2 năm cuộc đời, nhưng đó là 2 năm bản lề cho tương lai của Mane. Từ một cầu thủ châu Phi sống đầy bản năng và có chút tự ti, Mane đã học thói quen sinh hoạt điều độ và suy nghĩ tích cực. Anh từng đặt tham vọng giành Quả bóng vàng hoặc Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi. Mane tâm niệm rằng, có động lực sẽ giúp cuộc đời của anh có ý nghĩa hơn.

Tuần trước, nhân vài ngày nghỉ hiếm hoi, Mane đã bay sang Áo để thăm lại những người bạn cũ của mình và để ôn lại những kỷ niệm đẹp từng có ở nơi đây. Ngày Mane trở lại, anh đã nổi tiếng, giàu có và tài năng hơn rất nhiều so với năm 2012. 

Mane lớn lên trong vòng tay chú ruột
Nếu Sadio Mane không chủ động tâm sự, có lẽ NHM cũng không biết rằng Mane được nuôi lớn bởi người chú chứ không phải bố mẹ mình. Theo Mane kể lại, bố mẹ anh quá đông con, nhà lại nghèo sơ xác khiến cho ngay cả việc cơm ăn 3 bữa cũng không có. Cực chẳng đã, mẹ Mane đành phải nhờ em ruột của mình nuôi giúp cậu con trai. 

Mane ra nước ngoài hơn 1 năm, bố mẹ vẫn không hay biết
Năm 2011, Sadio Mane rời quê nhà Senegal, sang Pháp đầu quân cho Metz. Khôi hài ở chỗ, phải mãi đến giữa năm 2012, khi Mane gửi một tấm bưu thiếp về nhà, gia đình mới biết anh đã không còn ở Senegal. “Mẹ tôi gọi điện. ‘Con đang ở Pháp’, tôi trả lời. ‘Pháp nào? Có phải Pháp ở châu Âu không?, mẹ hỏi lại. Suốt 1 tuần bà ấy gọi điện liên tục vì nghĩ rằng tôi nói đùa. Chỉ đến khi nhìn thấy tôi trên tivi, mẹ mới tin tôi đang ở Pháp”, Mane kể lại.

Từ cảnh đói khát tới khối tài sản 20 triệu bảng
Cho tới năm 15 tuổi, Mane vẫn phải sống trong cảnh cơm không đủ ăn 3 bữa. Cũng may, bản hợp đồng đưa Mane tới Liverpool đã thay đổi cuộc đời anh. Lương của Mane hiện tại là 4 triệu bảng/mùa. Cộng thêm các khoản thu nhập từ quảng cáo và bản quyền hình ảnh, Mane hiện đang sở hữu khối tài sản 20 triệu bảng cùng biệt thự và siêu xe. Trong 2 năm gần đây, thu nhập theo tháng của Mane đã tăng 110% so với thời còn thi đấu ở Áo cho Salzburg.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Góc khuất đáng thương của Micah Richards Góc khuất đáng thương của Micah Richards

    Từng cùng Man City vô địch Premier League, từng là hậu vệ đầy hứa hẹn của ĐT Anh nhưng Micah Richards đã phải chua chát tuyên bố treo giày vào Hè năm nay, khi mới 31 tuổi. Với Richards, việc sớm treo giày vẫn chưa phải bi kịch đáng sợ bằng quãng thời gian anh sống mòn ở Aston Villa trước đó.

  • Diego và Gabriel, từ huynh đệ đến đối thủ định mệnh Diego và Gabriel, từ huynh đệ đến đối thủ định mệnh

    Khi Barcelona chạm trán Inter, ở đâu đó tại Argentina, anh em nhà Milito, Diego và Gabriel, hẳn sẽ ngồi lại để cùng thưởng thức trận đấu. Nhưng chắc chắn nó không diễn ra một cách hòa bình và cả hai vẫn đối địch nhau như khi còn là cầu thủ, với quan niệm “trong bóng đá, đừng nói chuyện anh em”.

  • Bóng rổ, môn thể thao quốc dân ở Trung Quốc Bóng rổ, môn thể thao quốc dân ở Trung Quốc

    Kể từ sau chiến tích lọt vào World Cup 2002, bóng đá Trung Quốc không có thêm lần vụt sáng nào nữa ở đấu trường quốc tế. Nhưng kể cả như thế, điều đó cũng chưa chắc đã khiến NHM Trung Quốc bận tâm quá nhiều. Ở đất nước đông dân nhất thế giới này, bóng rổ mới là môn thể thao vua.

  • Truyền thuyết bất tận về VĐV tham dự 8 kỳ Olympic Truyền thuyết bất tận về VĐV tham dự 8 kỳ Olympic

    Nửa tháng nữa, Jesus Angel García Bragado sẽ kỷ niệm sinh nhật tuổi 50. Tuy nhiên, tuổi tác không thể khiến VĐV người Tây Ban Nha gác lại khát khao cháy bỏng của một VĐV đi bộ. Năm sau, ông sẽ đến Tokyo để tham dự kỳ Olympic thứ 8 trong sự nghiệp.

  • Dong Fangzhuo cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu Dong Fangzhuo: Cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu

    Mười lăm năm trước, Dong Fangzhuo từng là cái tên gây sốt trên thế giới. Tiền đạo người Trung Quốc cập bến M.U trong niềm kỳ vọng của Sir Alex Ferguson. Nhưng rồi Dong tàn lụi rất nhanh khi sự nghiệp thậm chí chưa thành hình. Điều gì đã xảy ra với cầu thủ này?

  • Khám phá một ngày của đô vật Sumo Khám phá một ngày của đô vật Sumo

    Họ được gọi bằng cái tên đầy kính trọng: Lực sĩ (rikishi). Sự nghiệp thi đấu của họ không đơn thuần kéo dài một vài thập niên giống như những môn thể thao khác. Với người Nhật Bản, Sumo còn là lẽ sống, là triết lý. Vì vậy, những rikishi phải sống theo lề lối, khuôn phép đến hết cuộc đời.

  • Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới

    Nếu bạn có nhã hứng tìm về cội nguồn của VĐV điền kinh huyền thoại Usain Bolt, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe cực tốt, ti tỉ vật dụng phục vụ cho việc leo trèo, đi bộ. Bởi đích đến của bạn sẽ là một ngôi làng vô cùng hẻo lánh, nghèo đói – nơi Usain Bolt sống cả tuổi thơ để nuôi dưỡng ý chí vươn tới một thế giới văn minh hơn.

  • Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng

    12 năm trước, Anderson gia nhập M.U với kỳ vọng gánh vác hàng công thay Paul Scholes. Nhưng sau khi Scholes giải nghệ, Anderson chẳng thể nào giành nổi suất đá chính. Anh trở thành nỗi thất vọng to lớn trong thế hệ cầu thủ tài năng cuối cùng được Sir Alex xây dựng.

  • Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện

    Tháng 6 năm nay, Lee Chong Wei tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Trong 20 năm chơi cầu lông, anh chính là tay vợt để lại nhiều tiếc nuối nhất. Dù được coi là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử, cá nhân Lee chưa bao giờ giành được HCV Olympic, Asiad hay thậm chí là... SEA Games.

  • Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka

    Là một trong những tay vợt hàng đầu thế giới, lại sở hữu khối tài sản đồ sộ nhưng Stan Wawrinka chưa từng nghĩ tới việc hưởng thụ. Anh thích cuộc sống của một người bình thường, thích hòa hợp cùng thiên nhiên thay vì chìm đắm trong công nghệ như hàng triệu người khác.

  • Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA

    Ở tuổi 30, võ sĩ Australia gốc Việt Martin Nguyễn là người đầu tiên thâu tóm 2 đai vô địch MMA ở châu Á. Nhưng trái với nhiều ngôi sao võ thuật khác, Martin lại chọn lối sống bình lặng, ít tai tiếng sau ánh hào quang.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x