Kịch bản nào cho Olympic Tokyo?

Cẩm Chi
07:16 ngày 09-01-2021
Hôm thứ Năm vừa qua, chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 4 tỉnh và thành phố trước khi đi tới quyết định giãn cách xã hội 1 tháng tại những địa phương này, bao gồm thủ đô Tokyo. Như vậy, Olympic Tokyo lại đối diện thách thức mới và câu hỏi đặt ra là, Thế vận hội tại Nhật Bản sẽ tổ chức thế nào?
Kịch bản nào cho Olympic Tokyo?

Hôm thứ Tư, có 6.001 người được phát hiện dương tính với Covid-19 tại 4 địa phương ở Nhật Bản, 1.591 trong số đó là các ca bệnh ở Tokyo. Cho tới lúc này, số trường hợp tử vong vì đại dịch Covid-19 ở xứ sở hoa anh đào là 3.700.

Trên quy mô quốc gia có dân số gấp đôi Pháp - một trong những tâm điểm của dịch bệnh trên thế giới, những mất mát và tổn thất mà Nhật Bản phải gánh chịu vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ở góc nhìn của những dân tộc Á Đông, việc giảm thiểu rủi ro, suy nghĩ phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh biến thể virus ở Anh đã lây lan sang nhiều vùng lãnh thổ và ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại châu Á (Thượng Hải, Trung Quốc). 

Khác với phần còn lại thế giới, Nhật Bản còn là chủ nhà của Thế vận hội 2020, lẽ ra đã kết thúc từ nửa năm trước. Nhưng ngay cả khi đã rời sang tháng 7-8 năm nay, khả năng kỳ Olympic “độc nhất vô nhị” trong lịch sử có thể tổ chức như lịch dự kiến vẫn còn là dấu hỏi lớn trước diễn biến phức tạp của Covid-19. 

Cuộc thăm dò mới nhất của Đài truyền hình NHK cho thấy, chưa tới 1/3 người dân nước Nhật (27%) ủng hộ Olympic Tokyo. 31% số người tham gia khảo sát đề xuất phương án hoãn thêm một năm, chờ tới mùa Hè 2022 và 32% cho rằng, Nhật Bản nên từ bỏ quyền đăng cai giải đấu thể thao lớn nhất hành tinh. 

Dù biết rõ mức độ rủi ro, nhưng các lãnh đạo cấp cao vẫn muốn giữ nguyên kế hoạch. Thomas Bach - Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Yoshihide Suga - Thủ tướng Nhật Bản khẳng định từ giờ tới tháng 7, mọi thứ sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực nếu các bên đồng lòng. Trong thông điệp gửi tới nhân dân Nhật Bản đầu năm mới, ông Suga xác nhận ý chí tổ chức Olympic trong điều kiện an toàn tuyệt đối. Thomas Bach thậm chí còn nhấn mạnh vào hai yếu tố tiên quyết đã được giải quyết để Olympic diễn ra bình thường: “Xét nghiệm nhanh diện rộng và tiêm vaccine”. 

Nhật Bản đã chi 13 tỷ euro trong 7 năm qua để chuẩn bị cho Olympic Tokyo

Về cơ bản, chính phủ Nhật Bản và IOC sẽ chờ tới tháng 5 trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng về kỳ Olympic này. Phương án tốt nhất vẫn là tổ chức giải, các VĐV tham dự phải ở tập trung tại làng Olympic, có mặt trước 20 ngày và trải qua thời gian cách ly. Cứ 2 ngày một lần, mỗi VĐV sẽ được lấy mẫu thử và với tần suất xét nghiệm như vậy, BTC tin rằng sẽ không có bất kỳ sai số nào xảy ra trong quá trình diễn ra đại hội. Tất nhiên, khối lượng mẫu thử sẽ là một thách thức với năng lực y tế của Olympic, bởi có tới 11.000 VĐV ở 33 bộ môn khác nhau tranh tài. 

Thực tế nếu có thể, Nhật Bản chắc chắn muốn trì hoãn thời hạn tổ chức Olympic, bởi trong trường hợp xảy ra sai sót dẫn tới thảm họa dịch tễ, đó sẽ là cú đấm trực diện vào uy tín, thể diện của quốc gia này. Nhưng trì hoãn là không thể bởi hiện tại, 13 tỷ euro đã được bơm ra trong 7 năm qua để phục vụ công tác chuẩn bị đại hội. Bộ Tài chính Nhật Bản ước tính nếu rời Olympic sang Hè 2022, nước chủ nhà sẽ cần chi thêm từ 2 tới 3 tỷ euro nhằm khắc phục hậu quả liên quan tới bản quyền truyền hình và hệ sinh thái thể thao. Một con số quá lớn, trong khi kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ đại suy thoái. 

Nhiều khả năng, Nhật Bản cũng sẽ ra sắc lệnh với các VĐV của họ, hạn chế việc ra nước ngoài thi đấu trong 3 tháng đầu tiên của năm 2021 với mục đích giảm thiểu lây lan dịch. Người phát ngôn của IOC cũng khẳng định quyết tâm trên tờ L’equip: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào giới chức trách Nhật Bản và các biện pháp mà họ đang thực hiện. Các bên tập trung tối đa công tác chuẩn bị, giúp Olympic và Paralympic Tokyo 2020 diễn ra an toàn và thành công vào mùa Hè 2021”. 

Nhật Bản siết chặt việc xuất nhập cảnh
Trong quý đầu tiên của năm 2021, Nhật Bản sẽ hạn chế tối đa việc xuất nhập cảnh với các VĐV, ngay cả khi ngành thể thao được ưu tiên trong việc di chuyển, đi lại giữa các lục địa. Trước mắt, Nhật Bản cấm xuất nhập cảnh với Mỹ và Anh, hai quốc gia bùng phát Covid-19 dữ dội. Ngay cả các giải đấu thể thao cấp thế giới cũng không được duyệt visa, tránh tình trạng virus biến thể ở châu Âu bùng phát tại Nhật. 

IOC muốn được WHO ưu tiên 
Theo nguồn tin của The Guardian, IOC đang đàm phán với tổ chức y tế thế giới WHO nhằm xin quyền đặc cách cho các VĐV có vé dự Olympic được tiêm vaccine trước. “Chúng tôi không muốn chen ngang nhưng trong điều kiện đặc biệt này, nếu có thể, IOC hy vọng được thông cảm và tạo điều kiện cấp vaccine trước”, một quan chức giấu tên của IOC nói với The Guardian. Hiện tại, chính phủ Canada đã duyệt 400 liều vaccine chống Covid-19 dành cho ngành thể thao nước này trong tổng số 4 triệu liều đầu tiên.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Top 10 môn thể thao kỳ quặc từng xuất hiện ở Olympic Top 10 môn thể thao kỳ quặc từng xuất hiện ở Olympic

    Nếu Karate phải mất nửa thế kỷ vận động mới được góp mặt tại Olympic thì kỳ Thế vận hội mùa Hè 2024 chuẩn bị đón nhận một môn kỳ lạ là... breakdancing. Nhưng loại hình nhảy hip hop này chưa phải môn thể thao khó hiểu nhất từng xuất hiện trong lịch sử Olympic.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x