Ngoại hạng Anh 2021/22: Big Six là để… làm gì?

Từ 10:21 ngày 11-08-2021
Bây giờ, Ngoại hạng Anh có Big Six… để làm gì? Không thể nói đấy là 6 ứng cử viên vô địch (Tottenham mà vô địch cái gì). Kết thúc mùa bóng trong 6 vị trí cao nhất thì chắc gì đã hạnh phúc - cứ hỏi M.U hoặc Man City, nếu họ “được” xếp thứ 5 hoặc 6!

Trước đây (trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới), Premier League có Big Four: M.U, Arsenal, Chelsea, Liverpool. Tuy chưa hề vô địch trong nước kể từ khi Premier League ra đời, nhưng Liverpool vô địch cả Champions League lẫn Cúp UEFA. Các đội còn lại đều quá “dữ dội”. Tóm lại, họ thật xứng danh Big Four.

Gần đây, lại có khái niệm Big Six, gồm các đội vừa nêu cộng thêm Tottenham và Man City. Tottenham không thể vô địch. Bề dày truyền thống của đội “nhà giàu mới” Man City thì hơi thảm hại. Dù sao đi nữa, họ vẫn vô địch 5 trong 10 mùa gần nhất ở Premier League. Và họ có HLV Pep Guardiola, nổi tiếng nhất thế giới, trong 5 năm gần đây.

Xếp Man City hoặc Tottenham cùng mâm với Big Four ở Premier League là đã ít nhiều khập khiễng rồi. Đưa cả hai đội hoàn toàn không có điểm chung ấy vào với Big Four để hình thành Big Six thì quá gượng ép. Leicester chả cần gia nhập Big Six mà vẫn vô địch từ Premier League đến Cúp FA.

Bóng đá, suy cho cùng thì cũng chỉ để giải trí. Báo chí Anh muốn nói Premier League có bao nhiêu đội mạnh, muốn đặt “Big mấy” là việc của họ. Vấn đề ở đây là ý tưởng. Quá nghèo nàn!

Cách đây đúng 1/4 thế kỷ, Paul Gascoigne (người ta gọi anh là “nghệ sĩ lớn cuối cùng trên quê hương bóng đá) có pha ghi bàn đẹp mắt vào lưới Scotland, ở cái kỳ EURO 1996 mà cả nước Anh đặt trọn hy vọng. Sau tất cả những lời tâng bốc, ca ngợi bay bổng, thì tạp chí nổi tiếng World Soccer dội gáo nước lạnh vào sự rỗng tuếch của giới bình luận Anh khi ấy: “Ở Brazil, cú sút kiểu ấy có hẳn tên gọi, con nít thực hiện hàng ngày. Càng ca ngợi bằng những lời lẽ mỹ miều, thì càng lòi ra cái sự nghèo nàn của bóng đá Anh”.

Vâng, Big Six cũng là một ý tưởng tiêu biểu cho sự nghèo nàn của nền bóng đá… giàu nhất thế giới này. Nghèo từ lối chơi đến kỹ, chiến thuật. Chơi bóng bằng sự sáng tạo là điều cuối cùng người ta có thể khen ngợi trên sân cỏ Anh. Cựu danh thủ David Platt từng khẳng định (hoặc thú nhận): “Trong thế hệ của mình, chúng tôi không hề nghĩ đến sơ đồ chiến thuật nào khác. Chúng tôi mặc nhiên chơi 4-4-2 mỗi khi xỏ giày ra sân, như thể chơi bóng nghĩa là chơi theo sơ đồ 4-4-2”.

Trước đây, Big Four vừa có nghĩa là 4 ứng cử viên vô địch, vừa tương ứng với số vé dự Champions League. Bất cứ đội bóng nào khác lọt được vào 4 vị trí đầu ở bảng xếp hạng chung cuộc (chỉ có 5/40 trường hợp, trong 10 mùa bóng) thì đều vinh quang như một đội trong “Top 4” đoạt chức vô địch. Serie A ngày xưa có “Bảy chị em” vì ngoài chuyện giải ấy có quá nhiều đội mạnh, thì “Bảy chị em” còn là tên gọi của một nhóm đầy quyền lực (trong thần thoại Hy Lạp).

Bây giờ, Premier League có Big Six… để làm gì? Không thể nói đấy là 6 ứng cử viên vô địch (Tottenham mà vô địch cái gì). Kết thúc mùa bóng trong 6 vị trí cao nhất thì chắc gì đã hạnh phúc - cứ hỏi M.U hoặc Man City, nếu họ “được” xếp thứ 5 hoặc 6!

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x