Vòng bảng Nations League 2020/21: Kinh nghiệm sờ sờ trước mắt

Kinh Thi Kinh Thi
11:28 ngày 20-11-2020
Ai đó từng nói: người khôn biết rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của người khác, còn kẻ dại chỉ biết rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của chính mình. Thò tay vào lửa mới biết lửa nóng thì muộn đến cả thế kỷ mất rồi!
Vòng bảng Nations League 2020/21

Đội Anh thất bại khi không lặp lại được thành tích vào bán kết Nations League như mùa trước? Cũng chẳng quan trọng, bởi cả 3 đội còn lại ở vòng bán kết Nations League mùa trước cũng chẳng khá hơn. Hà Lan và Bồ Đào Nha đều không vào được bán kết kỳ này, riêng Thụy Sĩ còn... rớt hạng! Và thật ra, Đức mới là đội thất bại thảm hại hơn cả - cho dù so sánh thành tích thuần túy thì Mannschaft lại đứng nhì bảng, thay vì chót bảng như mùa trước!

Đâu là kinh nghiệm từ “bài học Đức”, hoặc từ cục diện Nations League nói chung, mà thất bại của Anh chỉ là một phần trong đó? Có khi, đấy mới là chỗ quan trọng để Gareth Southgate nghiền ngẫm, hơn cả các vấn đề của chính ông nơi đội tuyển Anh.

Trong những ngày này, khi mà thông tin về Covid-19 sau loạt trận quốc tế tháng 11 còn chưa được tập hợp đầy đủ, đã có một điều chắc chắn: số ca dương tính - xét theo tuần - lại vừa tăng vọt ở Premier League. Theo tình hình này thì EURO “sống chung với đại dịch” gần như là điều chắc chắn rồi. Cái thứ bóng đá biến động xoành xoạch, theo kiểu “hôm nay không biết ngày mai” liên quan thế nào đến những kết quả đầy bất ngờ ở Nations League? Không thể không có bài học kinh nghiệm.

Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất của bóng đá đỉnh cao trong năm nay là sự “không bảo đảm” của những triết lý lớn. Từ đấu trường quốc tế cho tới các trận địa CLB, chúng ta đang thấy liên tục những thất bại ngoài sức tưởng tượng. Mannschaft mà thua đến 0-6, thì có gì là lạ so với kiểu thua 2-8 của Barcelona, 2-7 của Liverpool, 2-5 của Man City?

Không có được sự ổn định cần thiết, càng không có tình trạng hoàn hảo trong khâu chuẩn bị, các đội đá theo triết lý, nói chung là theo cách riêng của mình, đều dễ sụp đổ chỉ vì một mắt xích nhỏ hỏng hóc, hoặc một thay đổi gượng ép, ngoài kế hoạch. Và khi cả một hệ thống cao cấp, phức tạp, cầu kỳ bỗng nhiên đình trệ, thất bại theo kiểu “vỡ trận” là điều không quá bất ngờ. Từ khi vô địch World Cup 2014, Mannschaft của Joachim Loew đã được ca ngợi với lối chơi pressing hiện đại, với đội hình dâng cao hoặc thủ môn “kiêm libero” rồi. Đấy là cách chơi ít thay đổi. Mà cũng không dễ thay đổi, vì đấy tóm lại đã là những gì tốt nhất, cao cấp nhất mà Loew dày công xây dựng. Cách chơi của Liverpool hoặc Man City cũng vậy.

Báo giới cứ việc gây sức ép, rao giảng về 3-4-3, về những “công thức tiền đạo” (hoặc vài điều tương tự), nghe đến nhàm tai. Gareth Southgate hãy cứ bình thản: sao lại phải trả lời về sơ đồ hoặc cách chơi của ông tại EURO 2020 ngay trong lúc này? Dày công xây dựng, với ổn định hóa, để lỡ đụng chuyện thì bó tay, không thể chỉnh sửa ư?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x