PSG, Man City, Chelsea & kỷ nguyên của các ông lớn dầu mỏ

Đỗ Trung Đỗ Trung
18:14 ngày 06-09-2021
Các CLB lớn truyền thống đang dần bị xóa sổ để nhường lại sân khấu cho những "ông lớn dầu mỏ" như PSG, Man City hay Chelsea thỏa sức tung hoành, và điều đó được thể hiện rõ ở kỳ chuyển nhượng hè vừa qua.
PSG, Man City, Chelsea & kỷ nguyên của các CLB dầu mỏ

Trong thời kỳ khủng hoảng, kẻ chiến thắng thường là những người giàu có. Khi các đội bóng trên khắp châu Âu phải tiếp tục vật lộn để chống lại tác động tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra, vẫn có những CLB rủng rỉnh tiền bạc, sẵn sàng chi tiêu để phô diễn quyền lực, hoặc đơn giản là họ muốn cho thấy đội bóng đang vận hành trơn tru và kỳ chuyển nhượng vừa qua chính là một bài học. Dĩ nhiên, hai gã khổng lồ của bóng đá Tây Ban Nha và một số CLB tại Italia không nằm trong số này.

Vụ chuyển nhượng Lionel Messi và Cristiano Ronaldo, hai cầu thủ thống trị làng túc cầu suốt thời gian dài, thực sự đã gây ra sự phấn khích tột độ cho người hâm mộ. Các fan sẵn sàng "cắm rễ" ở sân bay tại thủ đô Paris để ngóng chờ Messi cũng như xếp hàng dài xung quanh khu phố với hi vọng được sở hữu một chiếc áo đấu có in tên anh phía sau, trong khi việc Man United đăng tải thông tin chiêu mộ thành công Ronaldo giúp cổ phiếu của họ tăng gần 10% trước giảm nhẹ trở lại. Tất cả điều này kích thích những người điều hành CLB và chứng minh cho khoản phí đầu tư bất chấp những gì thu về có bền vững để trả mức lương khổng lồ cho hai siêu sao này hay không vẫn chưa có gì đảm bảo.

Barcelona và Juventus, hai CLB cũ của Messi và Ronaldo, đều đã phải nếm trải tác động tài chính từ hai phi vụ này. Năm 2017, PSG vung 222 triệu euro chiêu mộ Neymar từ Barca, và nó đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc chuyển đổi cán cân quyền lực ở làng túc cầu. Số tiền này gấp đôi kỷ lục chuyển nhượng trước đó, một bước nhảy vọt chưa từng thấy. Nó giống như một lời tuyên bố từ PSG, cảnh bảo cho những đội bóng lớn giàu truyền thống rằng họ có thể mua được bất kỳ cầu thủ nào nếu thích, và tất cả khiến thị trường chuyển nhượng bị thổi phồng để rồi gây ra nhiều vấn đề cho các CLB danh tiếng khi Covid-19 ập đến.

Những CLB giàu có như PSG không có khái niệm "ảnh hưởng tài chính vì dịch bệnh"

Sự ra đi của Messi là hệ quả từ thương vụ Neymar. Sợ hãi sau khi mất đi cầu thủ mà mình cho rằng sẽ trở thành người thay thế Messi trong tương lai, Barca đã tiêu xài hoang phí. Họ mua vô tội vạ cộng thêm sự thụt lùi của lò đào tạo La Masia khiến CLB giờ đây lâm vào khoản khoản nợ khổng lồ hơn 1,3 tỷ euro. Thậm chí sau đó, Barca còn mất trắng luôn Messi khi không thể gia hạn hợp đồng thành công. Trình độ quản lý yếu kém của Barca là nguyên nhân, cả về chiều sâu lẫn sự nhất quán. 

Trong khi đó, những sai lầm của Juventus dễ hiểu hơn. Việc ký hợp đồng với Ronaldo vào năm 2018 được xem như là mảnh ghép cuối cùng cho tham vọng chinh phục đỉnh cao Champions League. Vì giấc mơ châu Âu, "Lão bà" chấp nhận chuyển đổi văn hóa của CLB, dẫn đến việc bổ nhiệm một Andrea Pirlo còn non kinh nghiệm, trong khi chưa bao giờ xác định rõ đội bóng đi theo phong cách nào. Một điều dễ nhận ra là Juventus đã trở nên phổ biến hơn mạng xã hội so với thời điểm trước lúc Ronaldo đặt chân tới, song những gì mà họ thu về cho tới nay có tương xứng hay không vẫn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.

Năm 2019, Max Allegri trở thành nạn nhân đầu tiên trong hành trình tìm kiếm đỉnh cao danh vọng của Juventus. Sau khi trở lại dẫn dắt CLB hè này, ông rất vui khi Ronaldo đã rời đi, giúp Juve giải phóng một khoản tiền lương lớn để ông bắt đầu xây dựng lại đội hình cũng như giảm nợ cho đội bóng mà không có bất kỳ "sự phản kháng" đến từ CR7, người hiếm khi hé miệng cung cấp điều gì cho truyền thông.

Khi Messi và Ronaldo phát tín hiệu họ đang tìm bến đỗ mới, rõ ràng chỉ có 4 CLB đủ khả năng trả lương cho hom gồm Chelsea, Man City, Man United và PSG. 3 trong số 4 CLB này không phụ thuộc vào bóng đá để có thu nhập, trong khi cái tên còn lại có sức hút cực lớn với các nhà tài trợ. Và đó là lý do vì sao những CLB lớn rất muốn tham dự European Super League - giải đấu từng gây bão hồi tháng 4 vừa qua, song nó cũng là lý do tại sao PSG từ chối tham gia ngay từ đầu và tại sao Chelsea và Man City lại là hai CLB đầu tiên "tháo chạy". Đơn giản bởi 3 đội bóng này đâu có thiếu tiền.

Chelsea cũng chưa bao giờ thiếu tiền

Còn quá sớm để khẳng định kỷ nguyên của những siêu CLB truyền thống đã kết thúc, song kỳ chuyển nhượng hè vừa qua đã cho thấy một sự thay đổi lớn về động lực. Mức phí chuyển nhượng ở Premier League có thể đã giảm 9%, nhưng số tiền chi ròng vẫn là 560 triệu bảng, gấp hơn 10 lần so với bất kỳ giải đấu nào khác. 9/12 bản hợp đồng đắt giá nhất hè 2021 thuộc quyền sở hữu của các CLB tại Ngoại hạng Anh.

Những con số này có thể đã thay đổi nếu Real mua thành công Kylian Mbappe từ PSG với giá 200 triệu euro - con số đáng kinh ngạc đối với một cầu thủ chỉ còn một năm hợp đồng. Ngoài việc đưa ra một ví dụ về nguyên nhân tại sao Madrid lại rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính như vậy, nó còn nói lên sức mạnh của PSG khiến họ thẳng tay từ chối Real Madrid. Với nguồn lực tài chính vô hạn, đồng thời mong muốn cây đinh ba MNM (Mbappe, Neymar và Messi) thi đấu cùng nhau để chinh phục Champions League, PSG sẵn sàng ngoảnh mặt với Real bất chấp được chào mời số tiền khổng lồ. Một lần nữa, PSG cho thấy họ không thiếu tiền để phải bán đi ngôi sao của mình, dẫu thừa hiểu sẽ chẳng thu lại một xu một hào nào vào hè 2022.

Ở Anh, hai CLB dầu mỏ Man City, Chelsea cùng Man United cho thấy sự vượt trội. Man City phá kỷ lục chuyển nhượng vì Jack Grealish, và sẵn sàng phá két để mua tiếp Harry Kane nhưng bất thành do Tottenham chối từ. Chelsea, trong khi đó, đã ký hợp đồng với Romelu Lukaku và Saúl Níguez, song vẫn có thể thu về lợi nhuận. Điều này là bằng chứng cho giá trị của việc đầu tư vào học viện, khi 60% số tiền mà Chelsea bỏ túi trong hè này đến từ những cầu thủ mà họ tự tay đào tạo. 

Giám đốc điều hành của Chelsea, Marina Granovskaia, rõ ràng là một người đàm phán lão luyện, song việc Chelsea có thể mang về khối tài sản khổng lồ là nhờ họ sở hữu một tệp cầu thủ chất lượng (Michy Batshuayi, Matt Miazga, Baba Rahman, Kenedy...), mà có thể cho mượn rồi sau đó bán vào thời điểm chín muồi. Sự phụ thuộc vào các nguồn thu bên ngoài không bao giờ có thể an toàn tuyệt đối, nhưng kỳ chuyển nhượng hè 2021 đã gợi ý một sự thay đổi lớn trong kinh tế của cuộc chơi, sự kết thúc của các CLB truyền thống cũng như như sự khởi đầu kỷ nguyên của những đội bóng có nền tài chính độc lập vững mạnh.

Nguồn THE GUARDIAN
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x